Các phương pháp hay nhất để tìm từ khóa mới

Table of Contents

Khi sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khoá để tìm ý tưởng từ khoá mới cho chiến dịch Mạng tìm kiếm, có thể bạn chỉ nhận được một vài kết quả có liên quan. Bài viết này cung cấp các thông tin hữu ích và phương pháp hay nhất để tìm từ khoá mới liên quan hơn đến

Tìm hiểu về từ khóa

Từ khóa là gì?

Từ khóa, hay còn gọi là keyword, là một từ hoặc cụm từ mô tả chủ đề của một bài viết hay trang web. Dễ hiểu hơn, đứng ở góc độ người dùng, khi bạn muốn tìm kiếm thông tin về một vấn đề nào đấy, bạn thường nhập từ khóa đại diện cho vấn đề lên công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…) và chờ đọc kết quả.

Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là gì?

Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ đề cập đến sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp và các thông tin có liên quan khác mà người dùng tìm kiếm trên các thanh công cụ tìm kiếm như Google, Bing. Baidu,…

Với những từ và cụm từ tìm kiếm được, dựa vào mức nhu cầu tìm kiếm nhiều hay ít để đưa ra quyết định về các chủ đề bài viết thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng, từ đó thu hút được nhiều người đọc và giúp website của doanh nghiệp chiếm thứ hạng cao trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

Phân loại từ khóa

Theo độ dài

Từ khóa ngắn: Thường không quá 3 từ, chủ đề rộng, ý định tìm kiếm chung chung, không cụ thể, có độ cạnh tranh cao, tỷ lệ chuyển đổi thấp.

Từ khóa dài: Thường gồm 3 từ trở lên, diễn tả ý nghĩa cụ thể, có độ cạnh tranh thấp, tỷ lệ chuyển đổi cao.

Theo chính tả

Từ khóa có dấu và Từ khóa không dấu

Trong thực tế, khi làm SEO, các từ khóa có dấu lên top thì các từ khóa không dấu cũng sẽ lên theo nên người ta thường tập trung đầu tư vào các từ khóa có dấu. Khi đó, nghiên cứu từ khóa sẽ phải thực hiện nhiều bước để khám phá và tìm được những từ khóa chất lượng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Những cụm từ này sẽ quyết định đến chủ đề nội dung bạn sẽ triển khai cho trang web của mình. Cụ thể hơn là căn cứ vào đó, bạn sẽ biết được nhu cầu của người dùng: đang cần sản phẩm gì, đang muốn thông tin gì và tạo nội dung đáp ứng đúng nhu cầu đó để kéo người dùng ghé thăm trang web của bạn.

Các thuật toán Google ảnh hưởng đến việc nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)

Bên cạnh những kinh nghiệm cá nhân hay công cụ nghiên cứu từ khóa, các SEOers nhất định phải cập nhật liên tục những thay đổi thuật toán của Google để giữ vững và tăng thứ hạng bài viết trên Google. Dưới đây là 4 thuật toán chính của Google mà các SEOers nên biết:

  • Thuật toán Google Panda: đây là thuật toán được Google tạo ra nhằm phát hiện và phạt những bài viết có nội dung kém chất lượng và nội dung sao chép.
  • Thuật toán Google Hummingbird: thuật toán chim ruồi (Hummingbird) giúp tìm kiếm thông tin theo từ khóa phù hợp với ngữ cảnh.
  • Thuật toán Google Penguin: đây là thuật toán ngăn chặn việc nhồi nhét các Backlink không liên quan và kém chất lượng cũng như việc spam các từ khóa để tăng thứ hạng nhanh chóng.
  • Thuật toán Google RankBrain: là thuật toán giúp phân loại kết quả tìm kiếm từ đó hiểu được cách tương tác của người dùng với các kết quả tìm kiếm trên Google.

Hiểu rõ bản chất của nghiên cứu từ khóa

Nếu bạn hiểu lầm hoặc làm sai việc nghiên cứu từ khóa trước khi bắt đầu SEO, bạn có thể lãng phí hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng và rất nhiều thời gian.

Tưởng tượng bạn đã chi ra tiền bạc và mấy năm trời để thu hút được rất nhiều traffic vào website, nhưng những người này hoàn toàn không mua hàng của bạn.

Vậy nên, để tránh những sai lầm không đáng có, hãy cùng mình khám phá rõ bản chất của nó ngay dưới đây!

Tất cả các keywords dều bắt nguồn từ ý định tìm kiếm (Search Intent)

Ý định tìm kiếm (Search Intent) là mục đích cụ thể mà người dùng muốn đạt được thông qua việc tìm từ khóa trên Google. Nó thể hiện nhu cầu và mong muốn của người dùng khi tìm kiếm thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ trên Internet.

Việc hiểu rõ ý định tìm kiếm là bắt buộc, vì phải hiểu thì mình mới cung cấp nội dung phù hợp và giá trị cao cho người dùng được. Và khi bạn đáp ứng đúng nhu cầu của họ, tỷ lệ chuyển đổi và tương tác của nội dung sẽ cao hơn nhiều.

Nhìn thì đơn giản như vậy, nhưng rất nhiều trường hợp các bạn lại viết sai nhu cầu của người dùng lắm đó.

Tới đây thì chắc bạn cũng thắc mắc rằng, vậy làm thế nào để biết chính xác Search Intent của người dùng đúng không? Qua phần kế nào!

Tìm ý tưởng từ khóa trong các mục lục chương trình của Hội thảo

Các chương trình hội thảo liệt kê những buổi nói chuyện mà mọi người trả tiền để xem. Bạn cần lưu ý bất kỳ từ khóa tiềm năng nào trong tiêu đề và mô tả của mỗi cuộc nói chuyện.

Tất cả những từ khóa này đều được tạo ra các từ khóa tốt xuất hiện trong công cụ lập kế hoạch lập từ khóa của Google.

Tạo ý tưởng từ khóa từ người dùng của bạn

Chúng tôi yêu cầu người dùng suy nghĩ về sản phẩm mà họ quan tâm.

Yêu cầu người dùng suy nghĩ về nội dung của bạn cung cấp

Tại sao chúng ta không hỏi họ những từ khóa mà họ tìm kiếm?

Thay vì sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa mới nhất, chỉ cần yêu cầu người dùng của bạn những gì họ muốn sử dụng để tìm thấy bạn.

Và bạn có thể dễ dàng theo dõi các truy vấn họ sử dụng với công cụ SeedKeyword.

Sử dụng công cụ gợi ý của Google (Google Suggest)

Có thể bạn biết tìm từ khóa sử dụng Google Suggest, nhưng những gì bạn không thể biết là bạn có thể sử dụng “Wildcards – ký tự đại diện” để tìm ngay cả những từ khóa chưa được khai thác.

Ví dụ: Giả sử bạn đang sử dụng Google Suggest để tìm các biến thể của từ khóa “ADSDIGI”

Chắc chắn bạn sẽ nhập “ADSDIGI” vào Google và xem những từ khóa được gợi ý bạn nhìn thấy. Nhưng bạn cũng có thể thêm ký tự đại diện “_” vào đầu hoặc giữa của thuật ngữ

Kỹ thuật này thường cho thấy các từ khóa khó tìm được theo cách khác.

Xem các SERPS trước khi quyết định một từ khóa

  • Bản đồ kiến thức
  • Quảng cáo

Các tính năng này có thể lấy được các nhấp chuột từ kết quả không phải trả tiền. và trừ khi bạn đặt công cụ của mình và thực sự xem xét các kết quả, bạn sẽ không biết mọi người nhìn thấy khi họ tìm kiếm từ khóa đó.

Vì vậy trước khi quyết định hãy nhìn vào SERPS (Search Engine Result Pages). Nếu có nhiều Quảng cáo và (đồ thị kiến thức) bạn có thể muốn chuyển từ khóa tiếp theo vào trong danh sách của mình

Tối ưu hóa xếp hạng các từ khóa có vị trí #7-#15

Các xếp hạng ở những vị trí #7-#15 đôi khi có thể có cơ hội vào TOP 5 với một TLC nhỏ.

Để tìm thấy chúng, hãy vào xem Google Search Console

Sau đó lưu ý các trang nằm ở cuối trang đầu tiên hoặc ở đầu trang thứ hai.

Tiếp theo là xây dựng liên kết, tối ưu SEO onpage trên trang đó, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) để cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.

Phương pháp tìm kiếm từ khóa

Tìm kiếm những từ khóa chính

Bạn cần dành ra 30 phút – 1 tiếng cho bước này. Để bắt đầu, bạn cần phỏng đoán cho những từ khóa chính trong lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp.

Đầu tiên, hãy nhìn vào trang web của bạn và ghi lại các tiêu đề của trang các danh mục, tên sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu bạn đang bán những thương hiệu cá nhân hoặc của bên thứ ba, những từ khóa chính sẽ bao gồm những sự kết hợp sau: sản phẩm + nhãn hiệu. Ngoài ra, bạn có thể dùng những cụm từ được sử dụng trong danh mục menu.

Ví dụ, đối với trung tâm hội nghị tiệc cưới, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những cụm từ sau:

  • trung tâm hội nghị
  • trung tâm tiệc cưới
  • thực đơn tiệc cưới
  • trang trí tiệc cưới

Nếu cửa hàng của bạn đã hoạt động được một thời gian, bạn có thể mở công cụ Search Console và khám phá các từ khóa mới trong báo cáo hiệu suất (Performance report). Google Search Console sẽ cung cấp những cụm từ có liên quan đến trang web của bạn mà người dùng hay tìm kiếm.

Tận dụng những từ khóa quan trọng nhất từ đối thủ

Nếu bạn không có bất cứ ý tưởng nào về các từ khóa chính, hãy vào các trang web của đối thủ để tham khảo. Chỉ cần nhập các từ khóa nằm trong top xếp hạng trên Google và bạn chỉ nên chọn 2 hoặc 3 trang web có xếp hạng cao. Những trang web lớn nhất đã đầu tư rất nhiều hoặc đã chi tiền cho các chuyên gia SEO để có được những từ khóa giá trị này.

Riversidepalace.vn là một trong những trang web về trung tâm hội nghị tiệc cưới. Bạn có thể tìm thấy khi gõ cụm từ “thực đơn tiệc cưới”  trên Google.

Khi bạn nhìn vào các breadcrumb trên trang, bạn có thể thấy rằng “thực đơn tiệc cưới” có thể không phải là một danh mục lớn vì nó là git được nhóm lại dưới dạng danh mục “những chủ đề khác”.

Đưa vào công cụ từ khóa

Bạn hãy dành ra từ 1 tiếng – 3 tiếng để xem xét các từ khóa trên có được người dùng sử dụng hay không. Để kiểm tra vấn đề này, chúng ta sẽ sử dụng một vài công cụ nghiên cứu từ khóa. Những công cụ này sẽ cung cấp cho chúng ta lượng tìm kiếm trung bình và các từ khóa đồng nghĩa, từ khóa liên quan.

Vậy nên sử dụng công cụ từ khóa nào? Công cụ lập kế hoạch từ khóa (Keyword Planner) riêng của Google Ads sẽ là một trong những lựa chọn “mặc định” của nhiều người. Nhưng trong một vài năm gần đây, công cụ này đã mất đi nhiều tính ưu việt của mình, ví dụ như:

  • Giao diện rối
  • Ngừng hiển thị tất cả các truy vấn tìm kiếm,
  • Bắt đầu nhóm các từ khóa lại với nhau,
  • Yêu cầu tài khoản người dùng phải đang chạy 1 chiến dịch quảng cáo thì mới được làm key – word planner.

Nhưng đối với Google Ads, bạn không cần dữ liệu phải chính xác 100%. Vậy nên, bạn vẫn có thể sử dụng công cụ Keyword Planner. Trong những phần tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng công cụ này. Cách tiếp cận sẽ không có quá nhiều khác biệt giữa Google Keyword Planner so với những công cụ khác với những bước cơ bản như sau:

Xem xét từ khóa

Nếu như một bộ keyword có 279 từ khóa thì bạn không nên quá ngạc nhiên hoặc bất ngờ. Bởi đây không phải là một con số lớn nếu doanh nghiệp đang bán 100 sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng có đến 200 từ khóa chỉ đến từ những tìm kiếm thương hiệu và sản phẩm. Vậy nên, con số này sẽ phụ thuộc vào việc bạn sẽ dành bao nhiêu tâm sức cho việc tìm kiếm và chọn lọc từ khóa.

Để đưa các từ khóa vào chiến dịch Google Ads, bạn cần phải xem xét và tiến hành tập hợp những từ khóa liên quan lại thành một nhóm. Sau đó, những nhóm từ khóa này sẽ được đưa vào các nhóm quảng cáo.

Trong SEO, những từ có số lượng tìm kiếm quá ít thì bạn không nên bỏ nhiều sự quan tâm cho chúng. Nhưng trong các chiến dịch Google Ads, ít lượng tìm kiếm cũng có nghĩa là ít chi phí hơn. Vậy nên, đừng nên bỏ qua bất cứ từ khóa nào chỉ vì công cụ từ khóa bạn chọn chỉ hiển thị một vài lượt tìm kiếm cho những từ khóa này.

Tiếp theo, bạn cần quyết định từ khóa nào bạn muốn bắt đầu quảng cáo. Một số người sẽ chọn cách loại trừ các từ khóa chưa chứa đựng các sản phẩm tốt, bạn có thể đánh dấu chúng bằng màu đỏ.

Bởi vì những từ khóa chung chung này thuộc vào loại từ khóa định hướng, mọi người vẫn muốn truy cập vào thử. Vậy nên nếu bạn không có một bộ sưu tập các sản phẩm tốt, bạn sẽ không muốn trả tiền cho những lượt truy cập này.

Số lượng từ khóa lớn nhất đến từ các từ khóa áp phích cổ điển NASA. NASA không tính phí đối với chúng nên các quảng cáo bằng những từ khóa này sẽ thu hút nhiều người truy cập vào trang web. Tuy nhiên, người dùng sẽ không có ý định mua bất cứ thứ gì cả. Bởi vậy, bạn cũng nên loại trừ các từ khóa thuộc nhóm này ra khỏi danh sách của mình.

Thiết lập chiến dịch Google Ads

Tiếp đến bạn cần 1 tiếng – 3 tiếng để thiết lập chiến dịch. Bạn nên tìm các từ khoá tìm kiếm giao dịch tốt nhất cho cửa hàng của bạn và lưu trữ các từ khoá đó trong các nhóm liên quan mật thiết với nhau.

Bước tiếp theo là chuyển đổi bảng tính thành một chiến dịch Google Ads thật sự.

Có 2 thứ bạn cần phải đưa ra quyết định:

  1. Bạn đang định tạo chiến dịch và nhóm quảng cáo nào?
  2. Bạn sẽ sử dụng những từ khóa và loại đối sánh nào?

Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn đưa ra quyết định cho mình:

Thiết lập các chiến dịch riêng biệt cho các hạng mục sau:

  • Tên thương hiệu của bạn
  • Thương hiệu của đối thủ cạnh tranh
  • Các thương hiệu và sản phẩm khác bạn sẽ bán
  • Những từ khóa có điểm chung
  • Những ngôn ngữ và quốc gia khác

Thiết lập nhóm quảng cáo riêng biệt cho:

  • Các đối tượng khác nhau.
  • Định hướng khác nhau (ví dụ nhóm người tìm kiếm giảm giá khác với nhóm người tìm kiếm thông số sản phẩm).

Bạn nên cố gắng giữ giới hạn số lượng từ khóa trong mỗi nhóm quảng cáo. Nếu không, bạn sẽ gặp khó khăn khi thiết lập quảng cáo hướng tới các câu hỏi của người tìm kiếm. Dưới đây là 2 chiến dịch mẫu để bạn tham khảo:

  • [Tìm kiếm – Thương hiệu – Nước Việt Nam].
  • [Tìm kiếm – Điểm chung – Nước Việt Nam].

Các cột được tạo ở bước 3 đã tốt, nhưng bạn nên làm cho chúng chi tiết hơn để thực sự đảm bảo rằng bạn biết được người đó đang tìm kiếm gì với mỗi truy vấn tìm kiếm.

Mở rộng từ khóa

Hầu hết mọi người nghĩ rằng khi chiến dịch hoạt động là họ đã hoàn thành việc nghiên cứu từ khóa. Nhưng với Google Ads, việc nghiên cứu từ khóa chỉ bắt đầu khi bạn thực sự bắt đầu. Bởi vì, nếu bạn đã thiết lập tốt các chiến dịch của mình, các ý tưởng từ khóa mới sẽ tiếp tục phát triển. Bạn có thể làm điều đó bằng cách sử dụng các từ khóa loại đối sánh rộng, chúng sẽ mang lại cho bạn các ý tưởng từ khóa mới một cách ổn định. (Nhớ tránh xa đối sánh rộng mặc định khi bạn mới bắt đầu).

Có hai ý tưởng giúp bạn tăng lưu lượng truy cập đó là: từ khóa mới thú vị và từ khóa có liên quan cao. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm thấy nhiều từ khóa khác để thêm vào danh sách từ khóa phủ định của mình.

Có thể một nhóm quảng cáo có nhiều từ khóa và bạn muốn chia nhỏ nó ra để viết quảng cáo và đưa những khách truy cập đến trang đích cụ thể hơn. Nguồn goto (đi đến) của bạn cho thông tin này là báo cáo từ mục Search Terms (Cụm từ tìm kiếm) trong mục Keywords (Các từ khóa) của tài khoản Google Ads:

Bạn có thể xem những báo cáo về tài khoản, chiến dịch hoặc cấp độ quảng cáo.

Nếu bạn dành nhiều thời gian để nghiên cứu từ khóa trước khi bắt đầu chiến dịch của mình, bạn sẽ không mất nhiều công sức để cập nhật các từ khóa mới.

Nhưng nếu bạn nhanh chóng bỏ qua các bước ở trên thì bạn sẽ phải tốn nhiều công sức thực hiện tối ưu hóa chiến dịch về sau.

Lời kết

Sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa là bước quan trọng đối với những người viết seo hay các từ khóa cho chiến dịch quàng cáo. Các công cụ tìm kiếm này giúp tối ưu hóa quá trình nghiên cứu từ khóa, mang lại thông tin quan trọng và dữ liệu cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn về các từ khóa mục tiêu. Viết này không chỉ giúp cải thiện SEO mà còn tối ưu hóa chiến lược tiếp thị trực tuyến và quản cáo, đồi thời tiết kiệm thời gian và năng lực nghiên cứu.

Điều này góp phần quan trọng vào việc xây dựng nội dung mạnh mẽ và thu thút đối tượng đọc giả đúng đắn. Hi vọng với nội dung về công cụ tìm kiếm từ khóa bên trên có thể giúp bạn chọn được cho mình công cụ lập kế hoạch từ khóa như ý để phục vụ cho nhu cầu của mình.

Trên đâu là toàn bộ các cách tìm kiếm từ khóa các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn còn gặp bất kỳ khó khăn nào khác về các dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Địa chỉ:451 – Sao biển 23 KĐT Vinhomes OCP 1 Gia lâm

Hotline: 0837999926