Customer Match là tính năng giúp bạn có thể tiếp cận và nhắm mục tiêu khách hàng Google Shopping một cách chính xác và hiệu quả. Đây là một trong những tuyệt chiêu không thể bỏ qua khi chạy quảng cáo Google Shopping.
Customer Match ban đầu cho phép các nhà quảng cáo tìm kiếm sử dụng danh sách email khách hàng. Để từ đây doanh nghiệp có thể xây dựng đối tượng tùy chỉnh. Sau đó, những đối tượng đó có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu lại khách hàng trên các chiến dịch trên tất cả các nền tảng của Google. Các ứng dụng bao gồm YouTube, Gmail và AdWords. Trong năm 2016, chương trình đã được mở rộng sang Google Shopping. Tính năng này giúp nhà quảng cáo kiểm soát nhiều hơn những ai nhìn thấy sản phẩm của họ và những gì họ thấy.
Customer Match bằng số điện thoại và địa chỉ như thế nào?
Các nhà bán lẻ có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng mà họ đã có mối quan hệ được thiết lập từ hình thức này. Điều này có nghĩa là những người trong chương trình khách hàng thân thiết, trên bản tin, danh sách email hoặc những người đã thực hiện giao dịch mua trước đấy. Sau đó, họ có thể tiếp cận với những khách hàng đó theo những cách phù hợp nhất với thói quen mua sắm và sở thích của họ.
Customer Match đặc biệt tuyệt vời cho:
- Bán chạy và bán kèm dựa trên các chiến dịch mua và mua hàng trong quá khứ
- Thúc đẩy mua hàng từ khách hàng trước đây
- Tăng lòng trung thành của thương hiệu với khách hàng trước đây
- Nhắm mục tiêu từ bỏ giỏ hàng thông qua quảng cáo và Google Mua sắm
- Thu hút lại khách hàng trung thành khi họ đang sử dụng Google mua sắm
- Chiến lược tiếp thị lại nói chung
Trước đây, bạn chỉ có thể sử dụng danh sách email cơ bản để cấp nguồn các chiến dịch đối tượng tùy chỉnh trên các sản phẩm Google Ads
Bạn có thể lấy dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn bao gồm:
- Danh sách gửi thư trực tiếp
- Thành viên trương trình khách hàng thân thiết và phần thưởng
- Danh sách vận chuyển
- Chiến dịch SMS tin nhắn
- Tiện ích tin nhắn
- Người mua sắm và người mua lại cửa hàng
Nhìn chung, Customer Match sẽ cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu tốt hơn khách hàng có giá trị cao, đồng thời cũng đạt được các vị trí liền mạch, kịp thời hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và trải nghiệm duyệt hiện tại của người dùng.
Nhắm mục tiêu đối tượng
Để mang đến một chế độ xem tổng hợp và toàn diện về đối tượng, cũng như đơn giản hóa việc quản lý và tối ưu đối tượng.
- Báo cáo đối tượng mới: Giờ đây, báo cáo chi tiết về thông tin nhân khẩu học của đối tượng, phân khúc và đối tượng tiêu chí loại trừ đối tượng đều được tổng hợp ở cùng một nơi. Nhấn vào biểu tượng chiến dịch rồi mở thẻ đối tượng, nội dung, sau đó nhấp vào đối tượng. Ngoài ra bạn cũng có thể dễ dàng quản lý đối tượng trên trang báo cáo này.
- Thuật ngữ mới: Chúng tôi sử dụng các thuật ngữ mới trong báo cáo đối tượng và trên toàn Google Ads: ví dụ: “Loại đối tượng” (bao gồm đối tượng tùy chỉnh, đối tượng có ý định mua hàng và đối tượng chung sở thích) hiện được gọi là phân khúc đối tượng, và tái tiếp thị hiện được gọi là dữ liệu của bạn.
Đối tượng là những người bạn muốn nhắm quảng cáo của mình tiếp cận. Bạn có thể tiếp cận mọi người dựa trên những thông tin sau:
- Họ là ai
- Mối quan tâm và thói quen của họ
- Họ đang chủ động tìm hiểu điều gì
- Những người đã tương tác với quảng cáo, trang web hoặc ứng dụng của bạn và có thể quay đầu lại
Nhắm mục tiêu theo nội dung
Để giúp bạn tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng, giờ đây quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên nội dung phù hợp với mọi chủ đề, vị trí hoặc cho quảng cáo shopping mà bạn nhắc đến.
Bạn cũng nhận thấy rằng tính năng nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh được đơn giản hóa thành 1 trang duy nhất trong Google Ads. Nhờ đó, bạn có thể quản lý tất cả các loại mục tiêu theo nội dung (chủ đề, vị trí) trong một chế độ xem duy nhất. Bạn có thể tìm thấy trang mới trong mục lọc nội dung trong chiến dịch trên trình đơn hướng bên trái.
Phương pháp nhắm mục tiêu theo nội dung cho phép bạn xác định vị trí mà bạn muốn hoặc vị trí mà bạn không muốn quảng cáo của mình sẽ xuất hiện. Bằng việc kết hợp nhiều phương pháp nhắm mục tiêu theo nội dung, quảng cáo của bạn sẽ nhắm đến bất kỳ nội dung nào được chọn trong nhóm quảng cáo và giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn.
- Chủ đề: Nhắm mục tiêu quảng cáo đến nhiều trang về một số chủ đề nhất định cùng một lúc. Phương pháp nhắm mục tiêu theo chủ đề giúp bạn tiếp cận nhiều trang trên mạng hiển thị. Google phân tích nội dung web và cân nhắc các yếu tố như văn bản, ngôn ngữ, cấu trúc trang. Sau đó, hệ thống xác định chủ đề trọng tâm của từng trang web và nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên chủ đề bạn lựa chọn.
- Vị trí nhắm mục tiêu các trang web trên mạng hiển thị mà khách hàng của bạn truy cập. Nếu bạn chọn loại nhắm mục tiêu này, thì Google sẽ xem xét những trang web bạn chọn khi trang web đó có liên quan. Khác với tính năng nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh, tính năng nhắm mục tiêu theo vị trí không yêu cầu bạn sử dụng từ khóa. Vị trí có thể là toàn bộ trang web hoặc một phần của trang web.
Bạn có thể quản lý các chế độ cài đặt tiêu chí nhắm mục tiêu theo nội dung cho từng chiến dịch nhỏ lẻ hoặc cho tất cả chiến dịch đủ điều kiện thông qua nội dung của Google Ads.
Cách nhắm mục tiêu hiệu quả
Việc lựa chọn trên hầu hết sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm của người chạy Ads, vì đôi khi một số lựa chọn sẽ đem lại cho bạn thêm các lợi ích phụ đi kèm với lợi ích chính (Ví dụ là nâng cao nhận diện thương hiệu cũng kéo theo việc tăng doanh số).
Sau đây là một số gợi ý của ADSDIGI giúp bạn xác định mục tiêu quảng cáo Google Ads hiệu quả và phù hợp nhất với bạn:
Xác định mục tiêu của bạn
Bất kỳ ai lựa chọn sử dụng dịch vụ quảng cáo Google Ads đã có cho mình mục tiêu cụ thể rồi. Đây cũng là điều đầu tiên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để chiến dịch quảng cáo của bạn và đạt được mục tiêu đó một cách nhất quán, hiệu quả nhất.
Nếu bạn vẫn phân vân, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau để có thể đưa ra chọn mục tiêu của quảng cáo Google Ads chính xác nhất:
- Doanh nghiệp bạn đang triển khai loại chiến dịch nào? (Chiến dịch bán hàng online, chiến dịch video, chiến dịch ra mắt sản phẩm mới,…)
- Chiến dịch đó để làm gì? (Xây dựng hình ảnh, xâm nhập thị trường mới, quảng bá sản phẩm mới,…)
- Kết quả sau cùng bạn mong muốn đạt được? (Tăng doanh số, thu thập data, thu thập lượng truy cập,…)
Trả lời được câu hỏi trên, bạn sẽ dễ dàng hình dung được lựa chọn mục tiêu Google Ads chính xác cho ra kết quả tối nhất. Hãy lựa chọn phương án giúp bạn thu về nhiều lợi ích nhất từ một lần chạy chiến dịch.
Lựa chọn mục tiêu phù hợp
- Nếu muốn tăng lượng truy cập: Hãy lựa chọn mục tiêu khách hàng tiềm năng và lưu lượng truy cập trang web
- Nếu bạn muốn tăng doanh thu: Hãy lựa chọn mục tiêu doanh số và chương trình khuyến mãi và lượt ghé thăm cửa hàng.
- Nếu bạn muốn tăng nhận thức thương hiệu: Hãy lựa chọn phạm vi tiếp cận, mức độ nhận biết và cân nhắc
Ngoài ra, Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy một số mục tiêu quảng cáo được Google Ads gợi ý dành riêng cho một số doanh nghiệp hoạt động trên một số nền tảng cụ thể.
- Chương trình khuyến mãi và lượt ghé thăm cửa hàng sẽ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp và trên Google Shopping.
- Quảng bá ứng dụng hướng dẫn đến các đơn vị chuyên sản xuất và lập trình ứng dụng, trò chơi trên cửa hàng play.
Các loại mục tiêu quảng cáo Google Ads
Vậy Google sẽ cung cấp cho bạn lựa chọn mục tiêu quảng cáo Google Ads nào?
Khi bạn tạo chiến dịch, Google sẽ yêu cần bạn lựa chọn một mục tiêu quảng cáo chính cho chiến dịch. Các mục tiêu quảng cáo Google Ads đó là:
- Mục tiêu doanh số: Chiến dịch quảng cáo sẽ tập trung vào việc thúc đẩy đơn hàng và tạo gia giá trị chuyển đổi.
- Mục tiêu khách hàng tiềm năng: Quảng cáo sẽ tập trung vào việc hiển thị và tìm kiếm đến khách hàng có nhu cầu.
- Lưu lượng truy cập trang web: điều hướng người dùng về website của bạn thông qua các chiến dịch quảng cáo.
- Phạm vi tiếp cận, mức độ nhận biết và cân nhắc: Mở rộng phạm vi phủ sóng và phân phối quảng cáo đến nhiều người. Thích hợp nếu bạn muốn xâm nhập thị trường.
- Quảng bá ứng dụng: Dành cho các nhà phát triển ứng dụng muốn gia tăng lượt tải, đánh giá trên cửa hàng ứng dụng.
- Chương trình khuyến mãi và ghé thăm cửa hàng: Dành cho các nhà bán hàng muốn thúc đẩy hoạt động mua hàng trực tuyến.
- Tạo chiến dịch không cần hướng dẫn: dành cho các nhà quảng cáo chuyên nghiệp muốn tối ưu hóa chiến dịch cho mình.
Việc lựa chọn mục tiêu quảng cáo Google Ads trên không thực sự quá ảnh hưởng quá trình thiết lập chiến dịch của bạn. Các lựa chọn trên được thực hiện nhằm giúp Google có gợi ý, hỗ trợ việc thiết lập chiến dịch của bạn được thuận lợi hơn.
Tại sao lại cần xác định mục tiêu chiến dịch quảng cáo Google Ads
Việc xác định mục tiêu quảng cáo Google Ads sẽ giúp hệ thống Google hiểu được nhu cầu chạy quảng cáo của bạn và có thể đề xuất các phương án triển khai, tập trung hướng vào việc đạt được mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất.
Cụ thể, sau khi bạn lựa chọn một trong số các mục tiêu quảng cáo Google Ads nêu trên, bạn sẽ được Google gợi ý một số phương án chiến dịch quảng cáo sau để giúp bạn được mục tiêu đó, chúng gồm:
- Mục tiêu cho chiến dịch tối đa hóa hiệu suất: Google sẽ tự động tối ưu hóa chi phí để mỗi khi quảng cáo hiển thị, doanh nghiệp sẽ thu hút được tối nhất về một kết quả nào đó (tỉ lệ chuyển đổi, lợi nhuận,…) Đây là lựa chọn phù hợp với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm thiết lập quảng cáo.
- Mục tiêu cho chiến dịch tìm kiếm: là quảng cáo kết quả tìm kiếm cơ bản trên công cụ Google Search, được đưa ra phù hợp với từ khóa tìm kiếm của người dùng trên Google (Google Display Network – GDN). Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn gây dựng hình ảnh, mức độ tin cậy, quảng bá chiến dịch thương hiệu của bạn.
- Mục tiêu cho chiến dịch tạo nhu cầu: Google sẽ triển khai các chiến dịch hiển thị, Email,.. tối ưu tập trung tạo ra chuyển đổi và thu hút khách hàng mùa hàng, đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn sẽ muốn lựa chọn chiến dịch này nếu bạn tập trung vào việc bán hàng trực tuyến hoặc dịch vụ cần tư vấn, hỗ trợ lâu dài.
- Mục tiêu cho chiến dịch mua sắm: Quảng cáo được định hướng tập chung vào việc giúp người dùng có thể bán hàng nhanh chóng tìm kiếm và tiến hành mua hàng một cách tiện lợi nhất. Đây là chiến dịch dành cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tiếp và trên Google Merchant Center- Google Shopping, cũng yêu cầu bạn phải mở tài khoản trên nền tảng này.
- Mục tiêu cho chiến dịch video: Chủ yếu hướng tới các quảng cáo video, lựa chọn này gia tăng hiển thị và khả năng thu hút người xem video quảng cáo của bạn. Bạn sẽ muốn lựa chọn chiến dịch Video đang phát trên kênh youtube, và bạn cũng có cần video trên kênh Youtube của bạn để chạy quảng cáo này.