Chiến dịch Tạo Nhu Cầu giúp nắm bắt mức độ tương tác và hành động trên YouTube (bao gồm cả YouTube Shorts), Khám Phá, Gmail và các đối tác video của Google. Đây là giải pháp lý tưởng cho các nhà quảng cáo trên mạng xã hội muốn phát tán quảng cáo bắt mắt qua nhiều định dạng trên những nền tảng có sức ảnh hưởng lớn nhất của Google, phục vụ cho mọi đối tượng nhà quảng cáo.
YouTube mang đến cơ hội tìm hiểu về sản phẩm và thương hiệu gấp đôi so với bất kỳ dịch vụ video hay nền tảng mạng xã hội nào khác. Người xem đánh giá quảng cáo trên YouTube là đáng tin cậy và trung thực hơn 16% so với quảng cáo trên các nền tảng video và mạng xã hội khác.
Lợi ích của chiến dịch Tạo Nhu Cầu
Tăng mức độ ảnh hưởng của quảng cáo: Phân phát quảng cáo trên YouTube và các nền tảng trực quan, sinh động nhất của Google (như YouTube, Khám Phá, Gmail và các đối tác video của Google) để thúc đẩy khách hàng tiềm năng thực hiện hành động mua hàng. Chiến dịch Tạo Nhu Cầu giúp bạn tiếp cận đến 3 tỷ người dùng hoạt động hằng tháng. AI của Google sẽ tự động tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa hình ảnh, thông điệp và vị trí đặt quảng cáo sao cho phù hợp và hiệu quả, từ đó thu hút người tiêu dùng nhấn vào nút “thanh toán ngay”. Bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng xem trước các mẫu quảng cáo video và hình ảnh hoạt động hiệu quả nhất trên Google và YouTube để đảm bảo các mẫu quảng cáo này truyền tải thông tin đúng và phù hợp.
Trải nghiệm quảng cáo phù hợp: Sử dụng mẫu quảng cáo ưu tiên đối tượng để thúc đẩy nhu cầu. Chỉ với vài lượt nhấp và sự trợ giúp từ công nghệ AI của Google, bạn có thể phân phát các mẫu quảng cáo trực quan, sinh động nhất đến khách hàng tiềm năng phù hợp. Phân khúc tương tự giúp bạn tiếp cận những đối tượng mới, đủ tiêu chuẩn và nằm ngoài cơ sở khách hàng hiện tại của bạn. Đối tượng này bao gồm những người đã từng mua hàng, truy cập vào trang web của bạn hoặc xem video trên kênh YouTube của bạn. Bạn có thể sử dụng thông tin chi tiết về đối tượng để tùy chỉnh và điều chỉnh quảng cáo sao cho phù hợp với mục tiêu. Ngoài ra, thử nghiệm A/B giúp bạn tối ưu hóa phương pháp sáng tạo để cải thiện hiệu suất liên tục.
Tính năng đặt giá thầu và đo lường dựa trên AI: Chiến dịch Tạo Nhu Cầu hỗ trợ bạn tối ưu hóa quảng cáo và đo lường mức độ tác động. Bạn có thể sử dụng chiến lược đặt giá thầu tối đa hóa lượt nhấp để đạt được các mục tiêu về mức độ cân nhắc (như lượt truy cập vào trang web). Sử dụng các công cụ đo lường (như mức tăng trưởng hiệu quả và tăng lưu lượng tìm kiếm) để xác định xem chi tiêu quảng cáo có mang lại hiệu quả không. Dựa trên thông tin chi tiết từ các công cụ này và AI của Google, chiến dịch Tạo Nhu Cầu cho phép bạn tối ưu hóa lưu lượng truy cập vào trang web, chuyển đổi người dùng có giá trị cao và đặt giá thầu dựa trên các chỉ số hiệu quả. Đồng thời, bạn có thể sử dụng mô hình phân bổ dựa trên dữ liệu để hiển thị giá trị đầy đủ của chiến dịch trong hệ sinh thái Google.
Tìm hiểu trường hợp sử dụng chiến dịch Tạo Nhu Cầu
Trước khi bắt đầu
Thành phần
Tập hợp đầy đủ các thành phần quảng cáo của bạn, bao gồm tiêu đề, nội dung mô tả, hình ảnh và logo. Để đạt hiệu suất tốt hơn, hãy chọn những thành phần hình ảnh và video có chất lượng cao nhất, chẳng hạn như hình ảnh thương hiệu và những hình ảnh truyền cảm hứng với lượng văn bản tối thiểu và độ sáng phù hợp. Bạn cũng có thể sử dụng lại các thành phần và thông điệp hiệu quả từ chiến dịch hiện tại trên các nền tảng khác (như email hoặc mạng xã hội).
Theo dõi lượt chuyển đổi
Thiết lập tính năng theo dõi lượt chuyển đổi trên trang web của bạn và đảm bảo rằng thẻ Google đang hoạt động chính xác. Tối ưu hóa cho các sự kiện chuyển đổi ít quan trọng (chẳng hạn như “thêm vào giỏ hàng” hoặc “lượt truy cập vào trang web”), rồi chọn phương pháp tính lượt chuyển đổi phù hợp với mục tiêu chiến dịch của bạn. Việc này sẽ cung cấp các tín hiệu có giá trị cho hệ thống của chúng tôi, giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả mong muốn.
Yêu cầu về ngân sách
Cài đặt ngân sách ảnh hưởng đến tốc độ tối ưu hóa chiến dịch cho lượt chuyển đổi của bạn. Đối với những chiến dịch sử dụng chiến lược CPA mục tiêu, bạn nên đặt ngân sách ít nhất gấp 15 lần so với CPA mục tiêu.
Đối với những chiến dịch sử dụng chiến lược đặt giá thầu tối đa hóa lượt chuyển đổi, hãy sử dụng công cụ mô phỏng mới để điều chỉnh tỷ lệ tCPA (chi phí mục tiêu trên mỗi hành động) trong Google Ads. Điều này giúp bạn tương tác với mức tăng giá thầu dựa trên tỷ lệ phần trăm và số liệu ước tính về lưu lượng truy cập.
Nếu quảng cáo của bạn được đánh dấu là “Đủ điều kiện (có giới hạn)” do “Tương tác ngụ ý”, bạn cần điều chỉnh quảng cáo để đảm bảo quảng cáo có thể được phân phát. Hãy chắc chắn rằng bạn không đặt giá thầu tCPA thấp hơn quá nhiều so với mức trung bình trước đây.
Yêu cầu về quảng cáo
Ngoài việc mọi quảng cáo phải tuân thủ chính sách quảng cáo, các thành phần quảng cáo của bạn còn phải đáp ứng những yêu cầu khác để chiến dịch có thể phân phát quảng cáo trên YouTube. Bài viết này sẽ trình bày các yêu cầu đó.
Nếu thành phần quảng cáo của bạn bị hạn chế hoặc tạm ngưng, bạn có thể tham khảo thông tin về cách khắc phục quảng cáo bị từ chối. Nếu không đồng ý với quyết định của chúng tôi hoặc đã khắc phục thành phần quảng cáo, bạn có thể khiếu nại quyết định về chính sách ngay từ tài khoản Google Ads (nếu có). Ngoài ra, bạn cũng có thể kháng nghị quyết định về chính sách thông qua biểu mẫu.
Không phải trường hợp nào cũng có thể khiếu nại (ví dụ: một số quyết định gỡ bỏ theo lệnh tòa). Bạn sẽ nhận được thêm thông tin về cách khiếu nại trong thông báo của chúng tôi gửi cho bạn về nội dung hoặc tài khoản của bạn.
Quảng cáo trên đầu trang chủ YouTube là loại quảng cáo mà người dùng YouTube nhìn thấy ở đầu trang chủ. Loại quảng cáo này xuất hiện ở vị trí nổi bật nhất của Google dành cho nhà quảng cáo. Để đảm bảo cung cấp trải nghiệm quảng cáo chất lượng cao cho người tiêu dùng, quảng cáo trên đầu trang chủ YouTube phải tuân thủ tất cả các chính sách của Google Ads, các yêu cầu về quảng cáo trên YouTube được liên kết trên trang này và các yêu cầu đối với định dạng quảng cáo trên đầu trang chủ.
Chúng tôi xem xét từng thành phần của quảng cáo trên đầu trang chủ YouTube để kiểm tra tình trạng tuân thủ các yêu cầu đối với định dạng quảng cáo này. Những yêu cầu này được áp dụng đồng thời với các chính sách của Google Ads và yêu cầu về quảng cáo trên YouTube. Vui lòng tham khảo các yêu cầu đối với định dạng quảng cáo trên đầu trang chủ để biết yêu cầu bổ sung mà thành phần quảng cáo của bạn phải đáp ứng để chiến dịch có thể phân phát dưới dạng quảng cáo trên đầu trang chủ YouTube.
Lưu ý rằng yêu cầu đối với định dạng quảng cáo trên đầu trang chủ có thể nghiêm ngặt hơn so với yêu cầu đối với quảng cáo trên các nền tảng và sản phẩm khác. Điều này có nghĩa là những thành phần quảng cáo trên đầu trang chủ YouTube bị từ chối có thể vẫn tiếp tục chạy trên các sản phẩm khác thuộc sở hữu và điều hành của Google.
Độ mạnh của quảng cáo cho chiến dịch Tạo Nhu Cầu
Độ mạnh của quảng cáo cho bạn biết mức độ mà một mẫu quảng cáo tuân theo các phương pháp hay nhất của Google để đạt hiệu suất tối ưu. Bạn có thể tìm thấy chỉ số này khi chỉnh sửa mẫu quảng cáo, và điểm số sẽ càng cao khi quảng cáo càng được tối ưu tốt hơn. Để cải thiện độ mạnh của quảng cáo, bạn nên thêm nhiều thành phần và sử dụng nội dung đa dạng hơn.
Độ mạnh của quảng cáo có ba thành phần: điểm xếp hạng chung, bước cụ thể tiếp theo có thể cải thiện độ mạnh của quảng cáo, và các chỉ báo tiến trình theo loại thành phần (dòng tiêu đề, văn bản, hình ảnh và video). Điểm xếp hạng có thể được tính từ “chưa hoàn tất” đến “rất tốt”.
Lợi ích của chỉ số độ mạnh quảng cáo
Quảng cáo trong chiến dịch Tạo Nhu Cầu cần hoạt động hiệu quả nhất khi bạn thêm nhiều thành phần mẫu quảng cáo độc đáo và sử dụng nhiều tỉ lệ khung hình khác nhau. Nhờ đó, tính năng tối ưu hóa quảng cáo có thể thử nghiệm nhiều biến thể quảng cáo và phân phối quảng cáo phù hợp nhất cho mỗi người dùng.
Ngoài việc thực hiện các bước tiếp theo để cải thiện độ mạnh của quảng cáo, bạn cũng cần đảm bảo rằng tất cả các thành phần hình ảnh và văn bản đã được tải lên đều tuân thủ yêu cầu đối với định dạng quảng cáo Tạo Nhu Cầu, và các video phải tuân thủ nguyên tắc về chất lượng quảng cáo trên YouTube để quảng cáo được chấp thuận.
Để được hỗ trợ thêm về cách tạo quảng cáo hấp dẫn nhằm nâng cao hiệu suất, hãy tham khảo các phương pháp hay nhất về mẫu quảng cáo chuyên sâu của chúng tôi.
Sử dụng độ mạnh của quảng cáo trong khi tạo quảng cáo
Điểm xếp hạng của độ mạnh quảng cáo có thể là “trung bình”, “tốt” hoặc “rất tốt” và sẽ thay đổi tùy thuộc vào các hành động của bạn trong quá trình tạo hoặc chỉnh sửa quảng cáo. Nếu quảng cáo không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, bạn sẽ thấy điểm xếp hạng là “chưa hoàn tất”.
Điểm xếp hạng sẽ thay đổi khi bạn hoàn tất quá trình tạo quảng cáo và thực hiện các phương pháp hay nhất trong giao diện người dùng. Nếu bạn hoàn thành tất cả các bước được nêu trong trình đơn tiến trình độ mạnh của quảng cáo (bên cạnh điểm xếp hạng quảng cáo) và thêm nhiều thành phần chất lượng, điểm xếp hạng quảng cáo của bạn sẽ đạt mức “rất tốt”.
Sử dụng độ mạnh của quảng cáo để nâng cao hiệu suất của các quảng cáo hiện có
Đối với những quảng cáo mà bạn muốn chỉnh sửa, bạn có thể nhấp vào thông báo nhắc nhở về độ mạnh của quảng cáo để thêm các thành phần. Để giúp quảng cáo của bạn đạt được điểm số cao nhất, hãy tuân thủ các nguyên tắc hiện hành sau đây.
Sử dụng độ mạnh của quảng cáo để hiểu rõ tác động của việc cập nhật thành phần
Bạn có thể sử dụng thanh độ mạnh của quảng cáo trong báo cáo để hiểu rõ cách các thành phần cập nhật có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của quảng cáo. Một thông báo sẽ xuất hiện trên thanh độ mạnh của quảng cáo nếu nội dung của thành phần mẫu quảng cáo gây ảnh hưởng đến độ mạnh của quảng cáo.
Báo cáo thành phần cho chiến dịch Tạo Nhu Cầu
Báo cáo thành phần cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất của các thành phần trong chiến dịch và quảng cáo Tạo Nhu Cầu. Bạn có thể theo dõi hiệu suất của từng thành phần trong các quảng cáo cụ thể, cũng như so sánh hiệu suất giữa các thành phần trong nhiều quảng cáo thuộc các chiến dịch Tạo Nhu Cầu.
Báo cáo thành phần sẽ liệt kê từng thành phần, giúp bạn so sánh hiệu suất của các thành phần trong nhiều quảng cáo và chiến dịch. Theo thời gian, bạn sẽ có thể đưa ra các quyết định chiến lược về các thành phần của mình, chẳng hạn như nên xoay vòng, xóa hay cải thiện thành phần nào. Báo cáo này giúp bạn tập trung vào việc tạo ra các thành phần có khả năng mang lại hiệu suất cao hơn.
Nhà quảng cáo có thể sử dụng nhiều chỉ số về hiệu suất để phân tích các thành phần của mình. Dưới đây là các cột mặc định có trong báo cáo thành phần:
Số lượt nhấp
Cột này cho thấy số lượt nhấp vào các thành phần trong quảng cáo Tạo Nhu Cầu của bạn. Khi người dùng nhấp vào bất kỳ thành phần nào của quảng cáo (chẳng hạn như tiêu đề, mô tả, hình ảnh, logo hoặc lời kêu gọi hành động) và được chuyển đến một trang web bên ngoài, Google Ads sẽ tính đó là một lượt nhấp. Đối với video, việc tạm dừng video hoặc đưa người dùng đến trang xem video sẽ không được tính là lượt nhấp.
Một lượt nhấp sẽ được ghi nhận ngay cả khi khách truy cập không thể vào trang web, có thể do trang web tạm thời không hoạt động. Vì vậy, bạn có thể thấy sự chênh lệch giữa số lượt nhấp vào quảng cáo và số lượt truy cập vào trang web.
Tổng số lượt nhấp vào tất cả các thành phần của quảng cáo có thể cao hơn số lượt nhấp thực tế mà quảng cáo đó nhận được. Điều này xảy ra khi chiến dịch Tạo Nhu Cầu của bạn tạo quảng cáo thích ứng với nhiều kiểu kết hợp.
Nhắm mục tiêu cho chiến dịch Tạo Nhu Cầu
Nhắm mục tiêu theo thiết bị
Tính năng nhắm mục tiêu theo thiết bị cho phép bạn phân phát quảng cáo đến người dùng dựa trên thiết bị mà họ đang sử dụng.
Đối với chiến dịch Tạo Nhu Cầu, bạn có thể thiết lập tiêu chí nhắm mục tiêu theo thiết bị ở cấp chiến dịch.
Trong mục “Thiết bị”, bạn có thể chọn hiển thị quảng cáo trên tất cả các thiết bị đủ điều kiện hoặc đặt tiêu chí nhắm mục tiêu cụ thể cho từng loại thiết bị. Khi chọn hiển thị quảng cáo trên tất cả thiết bị, bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của mình. Nếu muốn tập trung vào một nhóm thiết bị cụ thể, bạn có thể chọn nhắm mục tiêu theo máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng hoặc màn hình TV.
Nếu bạn chọn điện thoại và máy tính bảng, trong mục “Tiêu chí nhắm mục tiêu nâng cao dành cho điện thoại và máy tính bảng”, bạn có thể chọn tất cả hoặc một số hệ điều hành, mẫu thiết bị và mạng cụ thể để nhắm mục tiêu.
Nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ và vị trí
Để đảm bảo quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn, bạn có thể chọn ngôn ngữ mà khách hàng sử dụng và vị trí bạn muốn nhắm đến.
Theo mặc định, tiêu chí nhắm mục tiêu được đặt ở cấp độ nhóm quảng cáo để tối ưu hóa hiệu suất. Ngôn ngữ mặc định sẽ là “Tất cả ngôn ngữ” và vị trí sẽ được đặt là “Tất cả vị trí”. Bạn chỉ nên thay đổi tiêu chí mục tiêu thành cấp chiến dịch nếu cần nhắm mục tiêu theo bán kính xung quanh một vị trí cụ thể.
Hãy làm theo các bước dưới đây để bật tính năng nhắm mục tiêu theo ngôn ngữ và vị trí ở cấp chiến dịch:
-
- Di chuyển xuống cuối trang và tìm mục “Vị trí và ngôn ngữ”.
- Bật nút chuyển “Bật tính năng nhắm mục tiêu theo vị trí và ngôn ngữ ở cấp chiến dịch”. Việc này cho phép bạn thiết lập vị trí ở cấp chiến dịch.
- Chọn Tìm kiếm nâng cao để mở giao diện bản đồ. Tại đây, bạn cũng có thể nhắm mục tiêu theo bán kính xung quanh vị trí đã chọn.